Ván ép đóng thùng loa là gì?
Ván ép đóng thùng loa được sử dụng khá phổ biến trong việc sản xuất thùng loa hiện nay.
Các loại nhạc cụ truyền thống lẫn hiện đại như đàn tranh, đàn nhị hay guitar, violin đều được làm từ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay nhằm tiết kiệm chi phí, thùng loa được sản xuất bằng những vật liệu thay thế như ván ép, gỗ ghép hay ván gỗ công nghiệp.
Dù giảm thiểu chi phí sản xuất nhưng các vật liệu này vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh. Ván ép đóng thùng loa thường là loại ván cao cấp được nhập khẩu hoặc chất lượng trung bình được sản xuất trong nước.
Ngoài ván ép, gỗ ghép cũng được dùng để thay thế cho gỗ tự nhiên trong sản xuất thùng loa. Các loại phổ biến là gỗ ghép cao su, tràm, điều và keo.
Để giảm sức ép lên tài nguyên gỗ tự nhiên, thùng loa còn được sản xuất bởi các loại ván gỗ công nghiệp như HDF, MDF hay MFC với các tiêu chuẩn nhập khẩu và trong nước.
Các loại ván ép đóng thùng loa phổ biến
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại ván ép mới với những ứng dụng và ưu điểm vượt trội, trong đó phải kể đến gỗ ván ép đóng thùng loa và gỗ ván dăm đóng thùng loa.
Gỗ ván ép đóng thùng loa
Ván ép chống nước là một trong những loại ván phổ biến được sử dụng để làm thùng loa. Loại ván này thường được phủ keo chịu nước như WBP Phenolic hay Formaldehyde.
Ván ép phủ keo WBP Phenolic có độ cứng cao, phẳng và có khả năng chống nước tốt. Còn ván ép phủ keo Formaldehyde thì giúp thùng loa không bị cong vênh, co rút hay vặn xoắn.
Hơn nữa, ván ép đóng thùng loa có trọng lượng nhẹ, độ bền trung bình và giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên.
Gỗ ván dăm đóng thùng loa
Ngoài ván ép, gỗ ván dăm đóng thùng loa cũng là một trong những vật liệu phổ biến để sản xuất thùng loa.
Gỗ ván dăm (particle board hoặc ván Okal) là loại gỗ nhân tạo được sản xuất từ gỗ rừng trồng như tràm, bạch đàn, cao su, keo hay các cây thuộc loại gỗ cứng khác.
Với đặc tính tự nhiên của thành phần cấu tạo, thùng loa làm từ gỗ ván dăm có khả năng chống va đập cao, hạn chế móp méo, cong vênh khi có di chuyển hoặc có va chạm.
Ngoài ra, bề mặt gỗ ván dăm còn có thể sơn nhiều màu giúp tăng sự phong phú và khiến khách hàng có thêm lựa chọn về màu sắc của ván.
Ứng dụng của ván ép đóng thùng loa
Ngoài ứng dụng trong sản xuất thùng loa, loại ván ép này còn được sử dụng để làm đồ nội thất hoặc ngoại thất như cửa, cầu thang, ốp trần vách, vạt giường hay sàn gỗ kỹ thuật.
Đồng thời, ván ép đóng thùng loa cũng được sử dụng trong xây dựng. Bởi đặc tính gỗ tạp cứng, chống nước và chống va đập tốt, loại ván này thường được sử dụng để đổ sàn, vách cột, hay sàn sân khấu ngoài trời.
Ưu điểm, nhược điểm của ván ép đóng thùng loa
Ưu điểm của ván ép đóng thùng loa
Ván ép đóng thùng loa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu dễ kiếm cùng giá thành thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Chính vì thế, loại ván này đang ngày càng được ưa chuộng trong ngành công nghiệp sản xuất thùng loa.
Ngoài ra, loại ván ép này có khả năng chống nước, chịu va đập tốt cùng độ cứng cao. Các loại gỗ công nghiệp đều được xử lý kỹ thuật để tránh tình trạng bị cong vênh, co rút hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, kích thước của ván ép đóng thùng loa cũng vô cùng đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa, ván ép đóng thùng loa hay các loại gỗ công nghiệp nói chung còn có thể sản xuất hàng loạt với mẫu mã giống hệt nhau.
Nhược điểm của ván ép đóng thùng loa
Tuy có những ưu điểm vượt trội song ván ép đóng thùng loa cũng có những nhược điểm nhất định khi so sánh với gỗ tự nhiên.
Giống như các loại ván ép khác, loại ván này có khả năng chịu nước và tính đàn hồi thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Chính bởi vậy, độ bền của những sản phẩm làm từ ván ép thường chỉ kéo dài từ năm đến mười năm.
Ngoài ra, do đặc điểm có độ cứng cao, ít tính đàn hồi nên bề mặt ván ép không thể trạm trổ hay khắc các họa tiết trang trí như trên gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, có thể trang trí bề mặt ván ép băng các loại giấy như laminate, melamine hay acrylic.
Thành phần và một số thông số cơ bản của ván ép đóng thùng loa
Dù ván ép đóng thùng loa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu phổ biến, giá rẻ nhưng sở hữu những ưu điểm vượt trội không có ở các dòng ván ép khác.
Thành phần của ván ép đóng thùng loa
Để tăng sự cứng cáp, ván ép đóng thùng loa có phần cốt ván làm từ các loại gỗ cứng như bạch đàn, cao su hay keo. Lớp phủ veneer của ván được làm từ gỗ bạch dương, óc chó, sồi, xoan đào, trám hồng, còng tía hay song mã.
Ván ép đóng thùng loa thường được phủ lớp laminate khiến ván có màu sắc dự nhiên của vân gỗ hoặc đơn sắc.
Thông số kỹ thuật của ván ép đóng thùng loa
TÍNH CHẤT | THÔNG SỐ |
Lớp mặt ván trước | Mặt B, C |
Lớp mặt ván sau | Mặt B, C |
Lõi ván | Gỗ cứng, gỗ rừng (Cao su, bạch đàn, điều) |
Kích thước | 1000 x 2000; 1220 x 2440; theo yêu cầu |
Độ dày | 4mm; 6mm; 8mm đến 60mm |
Dung sai | ± 1mm |
Độ ẩm | ≤ 13 |
Tỷ trọng | ≥ 650kg/m3 |
Loại keo | UF, MR, E0, E1, E2 |
Bảng giá ván ép đóng thùng loa
SẢN PHẨM | QUY CÁCH | ĐVT | PHẨM CẤP |
VÁN ÉP – PLYWOOD | 9x1220x2440mm | Tấm | AB |
VÁN ÉP – PLYWOOD | 15x1220x2440mm | Tấm | AB |
VÁN ÉP – PLYWOOD | 18x1220x2440mm | Tấm | AB |
VÁN ÉP – PLYWOOD | 21x1220x2440mm | Tấm | AB |
VÁN ÉP – PLYWOOD | 25x1220x2440mm | Tấm | AB |