Ván ép hàng hải là gì?
Ván ép hàng hải hay còn được biết đến với một vài cái tên khác như ván ép tàu biển, ván ép marine. Loại vật liệu này được gọi như vậy không phải vì chuyên dùng để đóng thuyền hay tàu biển, đơn giản là nó có khả năng chống thấm nước.
Ván ép hàng hải được thiết kế và sản xuất trên quy trình đặc biệt, làm từ cây thông Douglas hoặc cây thông Tây. Các mặt phẳng có mắt gỗ hay không có mắt gỗ sẽ được phân loại theo các tiêu chuẩn riêng, cụ thể là AA (mức cao nhất), AB (mức trung bình) và BB (mức thấp nhất).
Các loại ván ép hàng hải được dùng phổ biến hiện nay
MDO
MDO (Medium-density overlay) là một trong hai loại ván ép hàng hải phổ biến nhất hiện nay. Loại ván ép hàng hải MDO có một bề bằng làm bằng gỗ dán, được phủ một lớp nhựa chịu biến đổi thời tiết tốt và có thể sơn lên được.
Lớp phủ của loại ván ép này có ít nhất 27% hàm lượng nhựa nên khả năng chống nước, hao mòn hay xuống cấp do thời tiết hầu như không đáng kể.
HDO
HDO (High-density overlay) là loại ván ép có lớp phủ mật độ cao, độ bền của chúng cực kì cao nên chống mài mòn tốt, phù hợp cho những công trình hoặc vật dụng ngoài trời.
Nhờ khả năng chống chọi tốt với thời tiết, HDO được đánh giá là một trong những vật liệu xây dựng bền nhất trên thị trường và được ứng dụng rộng rãi.
HDO có hai dạng chủ yếu là Bê tông và Công nghiệp, mỗi loại đều có những ứng dụng riêng biệt. Riêng HDO Công nghiệp thì được dùng để làm tấm đường cao tốc, bể chứa cùng một vài hoạt động đòi hỏi cao khác.
Lợi ích từ MDO và HDO
Vì chứa hàm lượng nhựa cao nên MDO và HDO rất được ưa chuộng trong việc tạo hình bê tông, vách ngoài hay thùng chứa công nghiệp.
Phần nhựa nhiệt rắn được liên kết dưới nhiệt và áp suất đã tạo thành bề mặt cứng, chịu được sự mài mòn, xâm nhập của hơi ẩm cũng như hoá chất ở môi trường xung quanh.
Với khả năng chống ăn mòn, bền nhất trên thị trường nên ván ép hàng hải loại MDO và HDO đều có thể tái sử dụng. Tuy nhiên, lượng nhựa trong HDO nhiều hơn nên có tuổi thọ cao hơn, dùng lâu hơn so với MDO.
Tại sao ván ép hàng hải chắc chắn?
Khi sản xuất ván ép hàng hải, các thân gỗ đều được chẻ ra thành các tấm ván mỏng rồi mới dán lại với nhau để tạo thành một ván ép hoàn chỉnh.
Khi sắp xếp, người làm phải tuân thủ trình tự và đảm bảo các lớp đều vuông góc, có như vậy thì sức mạnh mới đạt tối đa và hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, mỗi miếng ván ép hàng hải sẽ có số lớp lẻ và được đan chéo để tạo sức mạnh cho cả hai hướng. Chưa hết, các tấm ván sau khi được bôi keo thì cần phải được liên kết thêm với nhiệt độ trung bình 1200C – 1500C và áp suất nén cao lên tới 45.000 tấn.
Vì sao nên dùng keo chống thấm trong ván ép hàng hải?
Khác với gỗ tự nhiên, việc sử dụng keo chống thấm trên những tấm ván mà ở đây là ván ép hàng hải sẽ giúp ích cho quá trình sử dụng về sau. Người dùng sẽ không cần phải lo lắng về với độ ẩm, nhiệt độ sôi của những vật dụng xung quanh.
Vì là keo chống thấm nên chúng không dễ dàng bị tan chảy dưới tác động của môi trường, các lớp ván ép được chồng lên nhau vì thế cũng chắc chắn và bền hơn.
Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của ván ép hàng hải, nhất là với những cơ sở nào đang có ý định đóng vỏ thuyền bằng ván ép mà không phải là gỗ xẻ thông thường. Lớp bảo vệ này sẽ giúp tàu tránh hư hại, ngăn ngừa sự xâm nhập của nước vào bên trong.
Ưu nhược điểm của ván ép tàu biển
Ưu điểm của ván ép tàu biển
Khi sản xuất, các lớp gỗ mỏng được chồng lên nhau và liên kết bằng keo chống thấm nước WBP nên ván ép marnie có khả năng chịu được nhiệt độ cao, thậm chí ở dưới nước chúng còn không bị tách lớp.
Một ưu điểm nữa đến từ việc xếp chồng các lớp ván mỏng, kết cấu của loại vật liệu này mạnh gấp năm lần so với các loại gỗ dán thông thường. Chính vì thế, ván ép hàng hải rất được ưa chuộng sử dụng trong các công trình hoặc thiết kế đòi hỏi đảm bảo an toàn.
Tính năng được nhiều khách hàng yêu thích nhất là khả năng chống mối mọt, một trong những vấn đề mà người dùng gỗ tự nhiên luôn đau đầu sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó còn có thể chống ngoại lực, giúp bề mặt luôn phẳng phiu, không cong hay phồng rộp.
Tuy chịu được trọng lượng lớn nhưng ván ép hàng hải lại nhẹ hơn so với ván gỗ thông thường, việc này giúp cho việc vận chuyển cũng như đóng hàng một cách dễ dàng. Với những ai lưu tâm đến chi phí thì đây sẽ là một lựa chọn tốt, giúp giảm tối đa số tiền phải bỏ ra.
Ngoài những ưu điểm về kỹ thuật, ván ép tàu biển còn được đánh giá cao về thẩm mỹ khi sở hữu màu gỗ tự nhiên bắt mắt. Điều này giúp các nhà sản xuất nội thất thuận tiện sáng tạo, mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Nhược điểm của ván ép hàng hải
Để đạt được độ mỏng trước khi dính keo, các nhà sản xuất cũng phải đầu tư thiết bị máy móc chuyên dụng để xẻ, ép nhiệt và sấy khô. Chưa dừng ở đó, họ còn phải nhập một số vật liệu khác như keo, nhựa hoặc gỗ các loại.
Chi phí đầu tư không nhỏ dẫn đến giá thành của ván ép hàng hải cũng tăng cao, gây khó khăn với những người có thu nhập thấp. Đến hiện nay, vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu hơn để lược bỏ bớt các khâu sản xuất, từ đó mang đến thành phẩm phù hợp với vùng kinh tế thấp.
Ứng dụng của ván ép hàng hải
Do sở hữu những đặc điểm vượt trội nên ván ép hàng hải được ưa chuộng sử dụng ở nhiều ngành nghề, tiêu biểu là lĩnh vực xây dựng, sản xuất đồ nội thất hay đóng thuyền.
Với ngành xây dựng, ván ép hàng hải được sử dụng để làm cốt pha, một công việc đòi hỏi bề mặt nhẵn mịn và chất lượng tốt. Thay vì sử dụng các vật liệu truyền thống như thép, nhôm, tre thì giờ đây, các nhà thầu đã có thể tìm đến gỗ ép để tiết kiệm chi phí, đồng thời nhận được kết quả như ý.
Với lĩnh vực thiết kế nội thất, ván ép hàng hải có màu sắc tự nhiên và đẹp không kém gỗ xẻ thông thường nên rất hợp để làm tủ bếp, kệ tivi, bàn học hay tủ sách. Loại vật liệu này còn phát huy ưu điểm ở không gian nấu ăn, chúng vừa chịu được nước vừa chịu được nhiệt.
Đúng với tên gọi, ván ép hàng hải cũng là sự lựa chọn tốt và phù hợp với những cơ sở đóng thuyền hoặc tàu. Việc sử dụng keo chống thấm nước WBP sẽ ngăn ngừa những tác động bên ngoài, giúp bề mặt luôn đảm bảo an toàn.