Ván ép LVL là gì?
Ván ép LVL (Ván ép đồng hướng) được sản xuất từ gỗ công nghiệp, nhiều lớp ván lạng Veneer được ép song song nhằm tăng độ chịu lực.
Lịch sử hình thành ván ép LVL
Người đầu tiên phát triển gỗ dán nhiều lớp là Troutner, sản phẩm liên tục được cải tiến để thay thế các ống thép. Thị trường những năm Thế chiến thứ II khan hiếm nguồn gỗ tự nhiên nên ván ép nhanh chóng được đón nhận, doanh số cũng tăng cao.
Ngoài ra, trọng lượng nhẹ, tính đồng đều, chịu lực tốt cũng như khả năng kéo dài khoảng cách đã giúp ván ép trở thành vật liệu thay thế lý tưởng cho gỗ tự nhiên. Với những ưu điểm đó, loại sản phẩm này đến nay vẫn được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng hay nội thất.
Khi nào cần sử dụng ván ép LVL?
Ván ép LVL thường được sử dụng trong hệ thống làm khung, dầm của nhà ở. Trong những công trình xây dựng lớn như nhà cao tầng, loại gỗ nhân tạo này cũng được tin dùng.
Bên cạnh đó, ván ép đồng hướng còn có thể dùng để sản xuất đồ nội thất như tạo cạnh cho bàn, ghế ngồi, tủ quần áo hay tủ sách.
Tại sao nên sử dụng ván ép LVL?
Giới thiệu về đặc điểm ván ép LVL
Tuy chất lượng còn kém gỗ tự nhiên nhưng ván ép LVL cũng sở hữu một số đặc điểm vượt trội nhờ được kiểm soát thông số kỹ thuật. Tiêu biểu như kết cấu chắc chắn và cứng, có độ đồng đều giữa các sản phẩm.
Gỗ xẻ thông thường hay gặp khuyết tật ở mắt và thớ gỗ, điều này gây giảm ứng lực trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, những tồn tại đó lại được khắc phục triệt để trên LVL, do được lạng mỏng và xếp thành nhiều lớp nên rất bền chắc.
Nếu người sử dụng có yêu cầu về độ dài thì ván ép LVL hoàn toàn có thể cung cấp, đảm bảo phục vụ đúng với nhu cầu mua hàng. Đây sẽ là một lựa chọn tốt để thay thế cho sắt và bê tông, hai loại vật liệu thường dùng cho các nhịp dài trong xây dựng. Đặc điểm này cũng đã được chứng nhận bởi một số quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trong quá trình sản xuất, mỗi lớp gỗ ép đều được chạy theo một hướng nên thành phẩm luôn có cấu trúc đồng nhất, chịu lực tốt. Đạt được độ dày, dài mong muốn thì ván ép sẽ được phủ một lớp Veneer tự nhiên hoặc công nghiệp.
Tính chất nổi bật của ván ép LVL
Do các lớp được đặt song song nên ván ép LVL được loại bỏ (hoặc phân tán) các đặc tính giảm sức mạnh. Các khuyết điểm của gỗ tự nhiên như nút thắt, độ dốc đều được sàng lọc ở khâu phân loại veneer.
Các tấm veneer cũng được đặt theo trình tự và vị trí cụ thể để tối ưu hoá các lớp veneer, giúp chắc chắn hơn. Đây cũng được coi là một cấu hình kỹ thuật nổi bật mà ván ép LVL sở hữu.
Tính ổn định kích thước
Ván ép LVL sau khi thành phẩm sẽ có kích thước thẳng, chính xác mà không cong vênh. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự thay đổi của độ ẩm của môi trường xung quanh.
Chiều dài
Các kích thước phổ biến của ván ép LVL là 1m35, 1m6, 2m và 2m44. So với các loại gỗ trên thị trường, chiều dài tối đa của ván ép đồng hướng cao hơn gỗ dán và gỗ xẻ thanh.
Chiều rộng
Tuỳ thuộc vào quy trình sản xuất, chiều rộng của ván ép LVL sẽ thay đổi nhưng thường giới hạn ở mức 80mm. Tuy không bằng với gỗ xẻ hay ván ép thông thường nhưng loại vật liệu này lại có sức mạnh vượt trội, chịu tải lực tốt dù kích thước nhỏ.
Bề ngang của ván ép đồng hướng có thể tối ưu bằng cách tăng độ cao của mặt cắt, như vậy khi xẻ thêm một lần nữa thì người sử dụng hoàn toàn có thể sở hữu một miếng ván ép rộng. Tuy nhiên, giảm độ dày sẽ có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng chịu lực.
Hiện tượng bong – tách – nứt lớp ván
Khi sản xuất, nguyên liệu sử dụng hầu hết đều được sấy khô. Điều này giúp ván ép LVL hạn chế bị bong tách, nứt ở các lớp veneer sau một thời gian sử dụng.
Tránh lãng phí nguyên liệu
Do toàn bộ khúc gỗ đều được sử dụng nên sản xuất ván ép LVL là hoạt động công nghiệp tiêu hao ít nguyên liệu nhất, thông thường chỉ có một số bị loại bỏ do phát hiện khuyết tật.
Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng ván ép LVL
Quy trình sản xuất
Bước 1: Các khúc gỗ cao su dài từ 3 – 4m sẽ được ngâm nước (500C) trong một ngày. Sau đó sẽ chuyển đến cưa để cắt thành khúc, độ dài trung bình từ 1,2m – 1,6m.
Bước 2: Bóc lớp vỏ bên ngoài rồi mang đi lạng veneer dày từ 1.2mm – 1.8mm. Chiều dài phụ thuộc vào nhu cầu mong muốn sử dụng. Chất thải trong quá trình phân tách có thể tái sản xuất giấy, làm nguyên liệu củi nén hoặc củi trấu.
Bước 3: Veneer được đưa vào máy sấy, để con lăn liên tục với độ ẩm dưới 8%.
Bước 4: Phân loại veneer trước khi sản xuất ván ép LVL, các thành phẩm chưa đạt về độ ẩm hay độ dày thì tách riêng để thực hiện lại bước 3.
Các lớp veneer được phân ra theo tiêu chuẩn A – B. Lớp B sẽ được xếp ở trong cùng và lớp A ở bên ngoài.
Bước 5: Dùng keo E0, E1, E2 hoặc WBP để cán qua các lớp veneer rồi xếp lên băng chuyền. Hệ thống máy ép hiện đại sẽ tự động cắt xén để đạt được kích thước chuẩn, theo khuôn mẫu.
Bước 6: Máy ép nguội và máy ép nóng sẽ đảm nhiệm hai quy trình cuối cùng của ván ép LVL. Thời gian phụ thuộc vào độ dài của từng loại gỗ, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 1300C – 1450C
Kích thước ván ép LVL
Ván ép LVL thường có 4 loại kích thước sau đây:
– Vạt giường LVL: 65x15550mm, 65x1570mm,…
– LVL S-beam: Thích hợp cho dầm mái và sàn dài
– LVL Q-panel: Tối ưu với các cấu trúc bảng yêu cầu
– LVL T-stud – Ideal: Nên sử dụng như một stud trong các bức tường chịu lực và không chịu tải.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, ván ép LVL sẽ có kích thước riêng.
Bảng giá ván ép LVL
STT |
Kích thước ván ép LVL | Độ dày | Đơn giá | Tiêu chuẩn |
1 |
1000mm x 2000mm |
6mm |
Tham khảo |
AB hoặc BC |
2 |
1220mm x 2440mm | 8mm | Tham khảo |
AB hoặc AC |
3 |
600mm x 2400mm | 10mm | Tham khảo |
AB hoặc AC |
4 |
600mm x 4000mm | 12mm | Tham khảo |
AB hoặc AC |
5 | 600mm x 2 – 4m | ~ 30mm | Tham khảo |
AB hoặc AC |
Trên đây là bảng giá ván ép LVL mà bạn có thể tham khảo, bạn có thể dựa vào nhu cầu sử dụng của gia đình để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hy vọng bài viết đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn về ván ép lvl là gì, đặc điểm của loại vật liệu này nhé.