Ván ép phủ veneer vân gỗ: nhiều ứng dụng và tiện ích trong đời sống hiện đại

Ván ép phủ veneer vân gỗ là gì? 

Ván ép phủ veneer vân gỗ là những tấm gỗ được lát mỏng dán lại với nhau bằng chất kết dính là keo WBP có hàm lượng E1, E2, MR và được ép chặt với nhiệt độ cao, mỗi tấm ván khi hoàn thành đều vô cùng chắc chắn. 

Gọi là ván ép phủ veneer vân gỗ là bởi bề mặt của ván ép sẽ được phủ một lớp gỗ mỏng tạo tính thẩm mĩ, đó có thể là gỗ Xoan Đào, gỗ Xoài, gỗ Okoume, gỗ công nghiệp hoặc nhiều loại gỗ khác. 

Cấu tạo của ván ép phủ veneer vân gỗ

Hình ảnh ván ép phủ veneer vân gỗ
Hình ảnh ván ép phủ veneer vân gỗ

Loại ván này có cấu tạo bề mặt là một lớp gỗ được lạng mỏng, hiện nay thịnh hành hai loại veneer đó là gỗ lạng mỏng tự nhiên và gỗ lạng mỏng công nghiệp, bên trong là phần lõi ván cùng với keo kết dính.

Phần lõi ván ép có cấu tạo từ các loại gỗ như gỗ cao su, gỗ keo, bạch đàn hoặc được kết hợp lại với nhau và kết dính bằng nhiều loại keo đa dạng nhưng thông dụng bậc nhất phải kể đến keo chống nước WBP và E0, E2, MR, các lớp gỗ mỏng trước khi ép lại với nhau cần được chà nhám để đảm bảo các lớp có độ kết dính tốt nhất. 

Quy trình sản xuất ván ép phủ veneer vân gỗ

Đầu tiên, để sản xuất ra một tấm ván ép phủ veneer vân gỗ công nhân cần đi khai thác gỗ, để có thể khai thác được cần có trình độ, tay nghề và đặc biệt là giấy phép khai thác gỗ, tùy vào khí hậu và đặc điểm từng vùng sẽ cho ra những loại gỗ đặc trưng khác nhau như gỗ Keo ở miền Bắc, gỗ Cao su ở miền Nam,…

Sản xuất lõi ván ép

Sau khi khai thác được nguyên liệu, gỗ sẽ được vận chuyển về nhà máy lưu kho để chuẩn bị cho công tác chế biến tiếp theo là dùng máy móc chuyên dụng để bóc tách lớp vỏ ngoài của gỗ tuy nhiên, phần vỏ ấy không bỏ dở bừa bãi mà được tận dụng để phục vụ nhà máy sản xuất. 

Bóc tách nguyên liệu xong, phần lõi gỗ sẽ được vận chuyển đến máy chuyên dụng để lạng mỏng theo từng kích thước quy định sau đó chuyển đi để sấy khô để đến bước sản xuất tiếp theo. 

Để sản xuất hoàn chỉnh lõi ván gỗ, mỗi tấm ván lạng sẽ được kết dính với nhau bằng keo, chuyển lên máy chuyên dụng để tạo bề mặt vuông vắn, phẳng, không lồi lõm và đến quá trình định hình, tùy theo độ dày của ván mà quy định thời gian ép và tối đa là 120 phút. 

Sau quá trình định hình là ép nhiệt, bước này sẽ giúp ván ép trở nên chắc chắn hơn gấp nhiều lần và nhiệt độ ép cao nhất có thể lên đến 120 độ. 

Quá trình phủ veneer vân gỗ 

Quy trình làm ra tấm ván ép phủ veneer vân gỗ
Quy trình làm ra tấm ván ép phủ veneer vân gỗ

Vậy là sản xuất xong phần lõi ván ép, veneer vân gỗ sẽ được phủ tùy theo kích thước của lõi và trước khi phủ, bề mặt lõi cần phải được chà nhám để cho kết quả kết dính tốt nhất.

Đầu tiên, để lớp veneer vân gỗ được phủ hoàn hảo lên tấn ván ép thì yêu cầu hàng đầu là bề mặt lõi ván phải được chà nhám để đảm bảo độ kết dính tốt nhất. 

Tiếp theo đó, công nhân hoặc người tiêu dùng cần dùng keo để gắn hai phần lại, hiện nay trên thị trường có nhiều loại keo khác nhau nhưng thịnh hành và được khuyên dùng bậc nhất là WBP và Phenol. 

Các tấm gỗ được lát mỏng khi phủ lên bề mặt ván ép không nên quá dày hoặc quá mỏng để tránh gây mất thẩm mĩ và không được tự nhiên, để chất lượng sản phẩm được hoàn chỉnh nhất thì người phủ nên chọn những tấm gỗ lạng mỏng có độ dày 0.6mm. 

Phân loại lớp phủ veneer tự nhiên và veneer công nghiệp

Lớp veneer tự nhiên thường được cấu thành từ các loại gỗ tự nhiên như gỗ Căm Xe, gỗ Xoan Đào, gỗ Óc Chó hay gỗ Sồi trắng hoặc Sồi đỏ vì thế có màu sắc tự nhiên nhưng không mấy đa dạng. 

Ngược lại, lớp veneer công nghiệp thường có nhiều màu sắc đa dạng, thích hợp dùng trong nhiều không gian và môi trường khác nhau ngoài ra, lớp gỗ lát mỏng công nghiệp này thường có độ bền khá cao, có thể linh hoạt trong sản xuất. 

Ưu điểm và ứng dụng nổi bật của ván ép phủ veneer vân gỗ

Ván ép phủ veneer vân gỗ có tính thẩm mỹ cao bởi được phủ một lớp gỗ lát mỏng trên bề mặt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, có thể sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau kể cả nhiệt độ cao hoặc ẩm bởi loại ván này được sản xuất theo tiêu chuẩn vô cùng khắc nghiệt. 

Ván ép phủ veneer vân gỗ còn là loại ván ép vô cùng linh hoạt trong sản xuất ngoài ra, chúng còn dễ vệ sinh bề mặt, dễ bảo trì và có nhiều ứng dụng trong đời sống. 

Với nguyên liệu chủ yếu là làm từ gỗ vì thế, đây là loại ván ép thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng và khi đã hết giá trị sử dụng, chúng cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. 

Ván ép phủ veneer vân gỗ có nhiều ưu điểm nổi bật
Ván ép phủ veneer vân gỗ có nhiều ưu điểm nổi bật

Ứng dụng thứ nhất phải kể đến đó là dùng để sản xuất, chế tạo đồ dùng trong nội thất, những tấm ván ép gỗ với thiết kế đẹp, thông dụng trên thị trường, giá thành phải chăng sẽ là lựa chọn hàng đầu để thay thế gỗ tự nhiên nguyên khối – loại nguyên liệu ngày càng khan hiếm và giá cả vô cùng cao hiện nay.

Ván ép này có thể sử dụng làm vách ngăn, giường ngủ, kệ sách, tủ đồ tạo tính thẩm mỹ cao đồng thời giúp ngôi nhà thêm phần ấm cúng. 

Ngoài ra, loại ván này còn được sử dụng để làm ván lót sàn xe container vì đặc tính chịu lực và bền bỉ của chúng. 

Không chỉ sử dụng trong nội thất, ván ép phủ veneer vân gỗ còn có ứng dụng trong xây dựng khi chúng có thể được sử dụng để làm tường nhà, mái nhà, bề mặt để chuẩn bị thi công hoặc trong quá trình vận chuyển hàng hóa, loại ván này cũng có khả năng làm hộp bảo vệ để sản phẩm tránh nguy cơ hỏng hóc, thiệt hại. 

Với bài viết về ván ép phủ veneer vân gỗ như trên hoàn toàn có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết nhất về loại ván ép này, từ đó người tiêu dùng có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất cho mục đích sử dụng của bản thân. 

5/5