Ván OSB và những thông tin hữu dụng cần biết

Trên thị trường hiện nay, ván OSB hay ván ép định hướng đang rất được ưa chuộng sử dụng vì vậy, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các nhà máy cũng nâng cao năng suất và tăng nguồn hàng cung ứng ra thị trường. 

Trong bài viết này sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những đặc điểm từ cơ bản đến chi tiết của loại ván OSB từ đó cho người dùng cái nhìn khách quan, chọn lựa được mặt hàng phù hợp với mục đích và nhu cầu của bản thân. 

Ván ép OSB và những thông tin cơ bản 

Hình ảnh ván dăm định hướng
Hình ảnh ván dăm định hướng

Ván ép OSB là viết tắt của Oriented Strand Board và dịch ra tiếng Việt được hiểu theo nhiều tên gọi khác nhau như ván dăm bào, ván dăm tóp mỡ hay ván dăm định hướng.

Ván OBS trên thị trường hiện nay có thành phần chính là gỗ công nghiệp, vỏ bào và được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng chất kết dính.

Ván dăm định hướng ra đời vào năm 1963 tại California bởi Armin Elmendorf, chúng được ra mắt trên thị trường lần đầu tiên vào năm 1970, trong những thập kỷ sau đó, sản lượng ván OSB trên toàn thế giới tiếp tục tăng cao và đỉnh điểm là năm 2000, sản lượng ván OSB vượt mặt cả mặt hàng vô cùng được yêu thích thời bấy giờ đó là ván dán. 

Quy trình sản xuất của ván dăm định hướng OSB 

Nguyên liệu để sản xuất ván OSB là những thân gỗ phát triển nhanh, khỏe mạnh và để sản xuất được loại ván này, nhà máy phải thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 

Đầu tiên, người sản xuất sau khi khai thác gỗ sẽ đưa nguyên liệu đến bãi gỗ để chọn lọc những loại gỗ phù hợp tiêu chuẩn sau đó, các khúc gỗ được làm sạch và chuẩn bị cho quá trình sản xuất. 

Tiếp đó, vỏ gỗ được tách ra để tạo nguồn năng lượng phục vụ máy móc hoạt động trong khi đó phần lõi sẽ được cắt thành các sợi mỏng có kích thước cố định rồi làm ẩm chúng. 

Chờ đến thời điểm thích hợp sẽ sấy khô lại gỗ, sử lý bằng sáp và chất kết dính, sau những công đoạn đó là đến ép ván, OSB đến bước này đã gần như được chế tạo hoàn chỉnh, chỉ chờ đóng gói và cung cấp ra thị trường. 

Bảng giá của ván OSB 

 

STT Độ dày Kích thước (mm) Giá
1 9mm 1220 x 2440 Tham khảo
2 12mm 1220 x 2440 Tham khảo
3 15mm 1220 x 2440 Tham khảo
4 18mm 1220 x 2440 Tham khảo

Bảng kích thước của ván OSB 

STT Kích thước Độ dày
1 1220 x 2440 9mm
2 1220 x 2440 12mm
3 1220 x 2440 18mm
4 1220 x 2440 25mm

Ưu và nhược điểm của ván OSB 

Những ưu điểm tuyệt vời của loại ván ép OSB 

Không phải ngẫu nhiên mà loại ván ép OSB này lại được người tiêu dùng quan tâm sử dụng, chúng không chỉ có hình thức bắt mắt mà còn có cả những ưu điểm vô cùng tuyệt vời. 

Ván OSB là loại ván ép có nhiều ưu điểm
Ván OSB là loại ván ép có nhiều ưu điểm

Ván dăm định hướng được đánh giá là có độ bền cao, chắc chắn, an toàn trong chế tác và sử dụng hơn nữa, chúng còn có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt.

Ngoài ra, ván OSB còn là loại ván có giá thành vô cùng phải chăng, thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng, chúng là sản phẩm thân thiện với môi trường bởi ván ép định hướng được sản xuất với nguyên liệu vụn gỗ, chính nguyên liệu này cũng giúp cho ván OSB có được trọng lượng nhẹ, linh hoạt trong chế tác và sử dụng. 

Những nhược điểm cần lưu ý của ván dăm định hướng

Ngoài những ưu điểm tuyệt vời kể trên, loại ván này cũng có những nhược điểm cần lưu ý đó là khó bám màu sơn bởi kết cấu bề mặt của chúng đã được ép bóng. 

Hơn nữa, loại ván này mặc dù được đánh giá là có khả năng chống ẩm tuy nhiên, nếu để quá lâu trong môi trường ẩm ướt cũng có khả năng dẫn tới phồng thậm chí là hỏng ván ép. 

Sự khác biệt giữa ván OSB và ván plywood

Sự khác biệt về cách thức sản xuất của ván OSB và ván ép plywood

Ván OSB và ván plywood có sự khác biệt lớn về cách thức sản xuất và vẻ bề ngoài, nếu như ván plywood được tạo nên từ nhiều lớp veneer dán lại với nhau, về mặt thẩm mỹ thì đẹp, mịn và có vân như gỗ tự nhiên. 

Trái lại với ván ép plywood, ván OSB lại có nguyên liệu có cấu tạo là các mảnh gỗ vụn ép lại với nhau bằng chất kết dính và tất nhiên, loại ván dăm định hướng này không phải gỗ tự nhiên nguyên khối, người tiêu dùng cũng có thể nhận biết được điều đó bằng mắt thường. 

Sự khác biệt về khả năng chịu nước và chịu nhiệt của hai loại ván 

Nhìn chung, cả hai loại ván plywood và ván OSB đều có khả năng chống nước, chịu nước khá tốt. 

Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt nhỏ để phân biệt hai loại ván ép này đó là ván plywood có khả năng chịu nước tốt hơn ván OSB một chút khi chúng không dễ bị dãn nở với điều kiện ẩm ướt trong khi đó, những cạnh chưa được xử lý kĩ của ván OSB có thể khiến ván bị phồng rộp thậm chí là hỏng hóc nếu bị ngâm nước quá lâu. 

Ván plywood và ván OSB loại nào phù hợp để lót sàn hơn? 

Khi dùng ván ép để lót sàn, chúng sẽ phải chịu một trọng lượng lớn đến từ gạch men hay gạch đá vì thế yêu cầu một loại ván cứng, có khả năng chịu được sức nặng và điều này hoàn toàn phù hợp với ván ép plywood. 

Còn ván OSB có đặc tính là dẻo, sẽ không phù hợp nếu dùng loại ván này cho vị trí nặng như lót nền nhà vì thế, loại ván plywood là một lựa chọn thông minh hơn khi sử dụng với mục đích lót nền. 

Tuổi thọ của hai loại ván plywood và OSB 

Sự khác biệt giữa ván plywood và ván OSB
Sự khác biệt giữa ván plywood và ván OSB

Nhìn chung, nếu sử dụng đúng cách thì plywood và OSB đều có độ bền và tuổi thọ tương đối cao nhưng có một chút khác biệt nhỏ giữa hai loại này đó là plywood thì có thể tồn tại lâu trong cả môi trường trong nhà và ngoài trời và ngược lại, ván OSB chỉ giữ được độ bền cao nếu được sử dụng trong không gian nội thất.

Để cho cả hai loại ván này có được tuổi thọ cao nhất, người tiêu dùng nên sử dụng ván ép plywood và OSB trong nội thất, tránh sự ẩm ướt và ánh nắng gay gắt từ môi trường bên ngoài. 

Với những thông tin hữu ích kể trên sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn toàn diện về ván OSB từ đó đưa ra những lựa chọn sáng suốt, phù hợp với khả năng và mục đích sản xuất của mình. 

5/5