Ván ép cao su trong những năm gần đây càng trở nên quen thuộc và phổ biến, bởi nó đáp ứng được nhiều yêu cầu về chất lượng, tính ứng dụng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về loại ván ép này.
Tổng quan về ván ép cao su
Những đặc tính cơ bản của gỗ cao su
Thời Pháp thuộc, cây cao su được nhập về Việt Nam với mục đích duy nhất là khai thác mủ cao su. Chính vì thế, sau khi hết chu kỳ lấy mủ, phần thân cây thường được đem làm chất đốt hoặc không sử dụng.
Bởi vì gỗ cao su thuộc vào nhóm gỗ VII, nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ cùng sức chống chịu kém, thường dễ dàng bị mục hoặc bị mối tấn công sau một thời gian. Chính vì thế, gỗ cao su ít có giá trị về thương mại cũng như ứng dụng nên ít người quan tâm.
Tuy nhiên những năm gần đây, do nhu cầu gỗ tự nhiên khan hiếm cũng như sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gỗ cao su ghép hay ván ép cao su dân được quan tâm và trở nên phổ biến trong các ứng dụng xây dựng, nhất là thiết kế nội thất.
Những điều cần biết về ván ép cao su
Ván ép cao su (Rubber plywood) được sản xuất với nguyên liệu hoàn toàn từ cao su, gỗ rừng hoặc các loại gỗ cứng khác. Loại ván này được sử dụng nhiều trong xây dựng dân dụng.
Bên cạnh các loại gỗ ép cứng như gỗ ép bạch đàn hay các loại ván được sản xuất từ gỗ rừng trồng, ván ép cao su được làm từ gỗ cây cao su để lại giữ đặc tính mềm và có độ đàn hồi như cao su.
Tuy nhiên, vốn dĩ bản chất cây cao su là một loại gỗ cứng. Cùng với đó, ván ép cao su được sản xuất bằng cách dán các lớp ván ép lại với nhau nên loại ván này vẫn mang đặc tính cứng và có độ bền cao.
Ưu điểm, nhược điểm của ván ép cao su
Giống như mọi loại ván ép đã qua xử lý khác, ván ép cao su có khả năng chịu nước tốt, chống mối mọt cao. Đồng thời, nhờ đặc tính vốn có của gỗ cứng, loại ván này ít bị cong vênh, biến dạng khi chịu va đập.
Bên cạnh đó, ván ép cao su có giá thành hợp lý hơn so với những loại gỗ tự nhiên khác, giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong thi công. Loại ván này cũng có nhiều mẫu mã, kích thước đa dạng.
Tuy nhiên, ván ép cao su vẫn tồn tại một số nhược điểm. Do được cấu tạo bằng những lớp gỗ mỏng ghép lại với nhau, loại ván này có khả năng chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên.
Ứng dụng thực tế của ván ép cao su
Giá thành rẻ cùng nhiều ưu điểm vượt trội, ván ép cao su được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Loại ván này thường được dùng làm ván che chắn, vách ngăn hoặc thi công đồ gỗ nội thất phụ.
Ván ép cao su thường được dùng để uốn cong làm các chi tiết phụ trong đồ gỗ hoặc sử dụng trong làm pallet, đóng thùng gỗ, bảo về hàng hoá. Tuy nhiên, nó cũng được dùng để sản xuất những sản phẩm khác như ván ép vạt giường, ván ngăn bằng cao su.
Ngoài ra, ván ép cao su sau khi được phủ các lớp veneer hay melamine lên bề mặt có thể được sử dụng như một loại vật liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ nội thất ngày nay.
Hơn nữa, gỗ cao su cũng ứng dụng trong sản xuất như ván ép thương mại, ván ép bao bì, ván ép cốp pha phủ phim. Phôi gỗ được dùng trong sản xuất để sản xuất đồ dùng gia đình và văn phòng.
Bobbin gỗ bằng ván ép cao su
Bobbin hay còn gọi là Ru lô là sản phẩm dùng để quấn dây điện, dây cáp mạng, cáp viễn thông, cáp quang, dây đồng hay dây thừng. Bobin gỗ thường được làm từ các loại gỗ như cao su, gỗ bạch đàn, gỗ keo hay gỗ điều.
Để làm bobby gỗ, kích thước ván ép cao su đa dạng và nhiều chủng loại với các tiêu chuẩn AA, AB, BC cùng lớp veneer từ gỗ okoume hay veneer gỗ thông.
Các mặt bobbin ván gỗ ép cao su liên kết với nhau bằng ống giấy thường, ống giấy chống thấm. Ngoài ra, chúng còn có thể được liên kết bằng ống nhựa PP, PE hay PVC.
Bên cạnh đó, ván ép làm từ gỗ cao su khiến chất lượng bobbin đẹp, trắng và mang tính thẩm mỹ cao. Cùng vì vậy, giá thành ván ép cao su luôn cao hơn các loại ván ép khác.
Nguyên liệu và tiêu chuẩn sản xuất bobbin gỗ
Ván ép cao su được sản xuất bằng lõi ván thuộc tiêu chuẩn A, thường là những loại gỗ rừng trồng, thuộc dòng gỗ cứng gồm như cao su, bạch đàn, keo hay gỗ tạp.
Đồng thời, bobbin ván gỗ cao su được sản xuất với quy trình cao, keo sử dụng ép ván là keo chống nước WBP. Trong khi đó, bề mặt ván được xử lý kỹ lưỡng, hoàn thiện cao với tiêu chuẩn A.
Bên cạnh đó, ván ép tiêu chuẩn B có bề mặt mang tính hoàn thiện thấp hơn. Bề mặt bobbin là các lớp veneer như okoume, tần bì, thông hay mặt trắng cao su. Loại ván này sử dụng keo E0, E1 hoặc E2 để thuận lợi cho xuất khẩu ván ép đến các nước Châu Á và Châu Âu.
Bobbin gỗ kết hợp kim loại thường có độ bền cao, bề mặt mịn và có toàn bộ đặc tính của ván gỗ cứng. Bobbin gỗ dùng để quấn cáp thường có một logo được in hoặc dán trên bề mặt nếu cần thiết.
Địa điểm mua bobbin gỗ chất lượng
Bobbin gỗ đang dần trở nên phổ biến trong những ứng dụng vào ngành xây dựng. Với sự tiện dụng cũng như giá thành hợp lý nên các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh đều chuyển hướng sang sử dụng Bobbin gỗ ván ép.
Bảng giá ván ép cao su
Quy cách (mm) |
Số tấm/m3 |
Giá tham khảo |
8 x 1200 x 2400 |
43.40 |
Tham khảo |
8 x 1220 x 2440 |
41,99 |
Tham khảo |
10 x 1200 x 2400 |
34,72 |
Tham khảo |
10 x 1220 x 2440 |
33,59 |
Tham khảo |
12 x 1200 x 2400 |
28,94 |
Tham khảo |
12 x 1220 x 2440 |
27,99 |
Tham khảo |
15 x 1200 x 2400 |
23,15 |
Tham khảo |
15 x 1220 x 2440 |
22,4 |
Tham khảo |
17 x 1200 x 2400 |
20,42 |
Tham khảo |
17 x 1220 x 2440 |
19,76 |
Tham khảo |
17 x 1000 x 2000 |
29,41 |
Tham khảo |
18 x 1200 x 2400 |
19,29 |
Tham khảo |
18 x 1220 x 2440 |
18,66 |
Tham khảo |
18 x 1000 x 2000 |
27,78 |
Tham khảo |
20 x 1200 x 2400 |
17,36 |
Tham khảo |
20 x 1220 x 2440 |
16,8 |
Tham khảo |
22 x 1200 x 2440 |
15,78 |
Tham khảo |
22 x 1220 x 2440 |
15,27 |
Tham khảo |
24 x 1200 x 2400 |
14,47 |
Tham khảo |
24 x 1220 x 2440 |
14 |
Tham khảo |
Chắc hẳn những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về ván ép cao su. Chúng tôi hy vọng bạn có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình.