7 cách bố trí không gian học tập thông minh

Trong thời đại giá nhà và đất đai ngày càng tăng, việc sử dụng từng mét vuông đều phải cân nhắc. Bạn có thể sử dụng các góc của không gian hoặc dùng sự sáng tạo để tận dụng không gian, tạo ra những góc học tập. Hãy tham khảo 7 ý tưởng về không gian học tập sau đây.

1. Tận dụng lối đi cầu thang, đặt bàn học, làm việc

Nhà nhiều tầng có thể tận dụng nhiều hơn các góc cầu thang, ví dụ như gầm cầu thang nhỏ dẫn lên tầng trên. Dùng kính trong giúp mở tầm nhìn không gian, chiều sâu của tường được tận dụng hợp lý, tạo thành góc học tập mở, độc lập. Thiết kế tủ âm tường bố trí theo chiều sâu của tường, không gian nhỏ hẹp vẫn đáp ứng được nhu cầu lưu trữ đồ dùng học tập.

2. Sàn nhà được nâng lên để tạo ra một không gian học tập, đọc sách, làm việc

Tận dụng góc có nhiều ánh sáng, 1 bục gỗ được lắp đặt cao lên từ sàn nhà, kèm theo 1 chiếc bàn dài với khoảng trống phía dưới- tạo ra một không gian đa chức năng dành cho việc học tập, đọc sách, làm việc.

3. Phòng học độc lập phía sau bức tường lửng ở phòng khách

Một khu vực nhỏ được dành ra phía sau bức tường lửng của phòng khách để tạo thành khu vực học tập, chiều cao của bức tường được điều chỉnh đặc biệt để phù hợp nhằm tạo ra không khí độc lập, riêng tư hơn.

4. Hành lang nhỏ giữa cửa sổ và bức tường trở thành một góc học tập dài đầy nắng

Thiết kế lưu trữ hình chữ U lớn, kéo dài từ lối vào đến tận khu vực cửa sổ. Mặc dù không gian gần cửa sổ hẹp và dài vẫn đủ để tạo ra một khu vực học tập nhỏ đối diện với bức tường, và nó nằm ở một góc khuất của khu vực chung, vẫn đảm bảo sự riêng tư.

Khu vực đọc sách yên tĩnh được tu sửa khéo léo không chỉ có nhiều ánh sáng mà còn có đủ không gian lưu trữ, tận dụng tối đa diện tích.

5. Tủ phụ trở thành bức tường đa năng, tạo thành phòng học bán độc lập một cách linh hoạt

Khu vực chung của ngôi nhà này có chiều sâu dài, sau khi phân định lối đi rõ ràng, phòng khách và phòng ăn được đặt trên cùng một trục, dọc theo vị trí chiếu sáng của cửa sổ tạo ra thiết kế nửa bức tường. Khu vực học tập bán mở, nơi bạn có thể tập trung làm việc.

Bức tường sách rộng mở phía sau bàn làm việc giống như một thư viện riêng, cung cấp kho lưu trữ dung lượng lớn để nâng cao bầu không khí học tập.

6. Vách ngăn nhỏ tạo ranh giới giữa bàn làm việc và phòng ngủ

Theo chiều rộng của bàn làm việc, một vách ngăn mỏng và nhẹ được lắp đặt bên cạnh giường để ngăn cách khu vực làm việc và khu vực ngủ nghỉ, bức tường phía trước bàn làm việc mang chủ đề của toàn bộ không gian căn phòng, và những viên gạch vuông nhỏ của tường được sử dụng để mang yếu tố ghép nối định hình nên phong cách riêng của khu vực văn phòng đọc sách, nhấn mạnh cảm giác độc lập của không gian bán mở.

Vị trí bàn làm việc được bố trí dựa vào tường, dành lối đi từ phòng ngủ sang phòng vệ sinh đảm bảo lưu thông sử dụng trong phòng được thông suốt.

7. Bức tường lửng trong phòng ngủ chính được khéo léo biến thành vách tivi, phòng làm việc và khu vực thay đồ

Chủ nhà thường xuyên làm việc tại nhà nên bố trí phòng ngủ chính đã được điều chỉnh lại, chuyển phòng làm việc sang khu vực riêng tư, trước phòng tắm chính dựng một bức tường lửng treo TV làm vách ngăn, thêm một bàn làm việc thoải mái cho hai người, và một tủ quần áo bên cạnh.

Ngay cả khi bạn làm thêm vào ban đêm, với sự sắp xếp tốt, bạn có thể hoàn thành những việc như thay quần áo và giặt giũ mà không làm phiền nửa kia.

5/5